Kỹ thuật sơn tường không bả cho lớp sơn bền đẹp

Trước kia, bả tường là một kỹ thuật được áp dụng phổ biến trước khi sơn. Tuy nhiên, kỹ thuật này mang đến tuổi thọ bề mặt tường không cao, dễ sứt mẻ. Do đó, người ta thường áp dụng sơn tường không bả khi xây nhà. Vậy, để lớp sơn bền đẹp cần nắm vững kỹ thuật sơn tường không bả thế nào? Sơn Covax chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

Sơn tường không bả được hiểu thế nào?
Sơn tường không bả được hiểu thế nào?

Sơn tường không bả được hiểu thế nào?

Bả tường là quá trình làm cho bề mặt được mịn đẹp và sáng bóng hơn rất nhiều. Còn sơn tường không bả là cách sơn tường truyền thống, đơn giản và nhanh gọn nhất. Cụ thể, sau khi xây xong phần thô, trát xi măng. Bạn cần đợi đến khi tường đạt đến độ khô nhất định thì xử lý sạch sẽ bề mặt và tiến hành lăn sơn lót và sơn phủ. Số lớp sơn tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm và bề mặt tường của mỗi không gian.

Ưu và nhược điểm khi sơn tường không bả
Ưu và nhược điểm khi sơn tường không bả

Ưu và nhược điểm khi sơn tường không bả

Sơn tường không bả là kỹ thuật phổ biến hiện nay được nhiều gia chủ áp dụng. Vậy, ưu và nhược điểm của kỹ thuật này là gì?

Ưu điểm khi sơn tường không bả

Kỹ thuật sơn tường không bả sẽ giúp gia chủ tiết kiệm chi phí. Khi tiến hành sơn tường không bả, bạn không phải tốn chi phí mua bột bả, bột trét… Bên cạnh đó, do không có công đoạn sơn bả nên sẽ giảm chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Kỹ thuật nàu còn giúp bề mặt sơn bền chắc. Nếu sơn bả dễ sứt mẻ và có độ bền kém thì khi tiến hành sơn tường không bả, màng sơn có độ bám dính cao. Do đó, lớp sơn bền đẹp trong thời gian dài, ít bị nấm mốc, đổi màu,…

—>> Xem thêm: Một thùng sơn 5 lít sơn được bao nhiêu mét vuông?

Nhược điểm khi sơn tường không bả

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, sơn tường không bả cần xử lý bề mặt kỹ càng. Khi tiến hành sơn tường không bả, bạn cần chuẩn bị và xử lý bề mặt tường kỹ càng từ việc làm sạch vết bẩn, sơn/vữa cũ… đến đo độ ẩm đạt chuẩn để sơn tường.

Xét về tính thẩm mỹ, sơn bả tường giúp bề mặt tường phẳng mịn, màu sơn lên đẹp, bóng hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sơn tường không bả kém đi tính thẩm mỹ. Bạn chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật, lựa chọn loại sơn tốt thì bề mặt tường sẽ bền đẹp.

Nắm vững kỹ thuật sơn tường không bả
Nắm vững kỹ thuật sơn tường không bả

Nắm vững kỹ thuật sơn tường không bả

Với những ưu điểm mà kỹ thuật sơn tường không bả mang lại rất thiết thực. Do đó, để lớp sơn bền đẹp, bạn cần nằm vững kỹ thuật sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt xác định độ ẩm cần thiết để tiến hành sơn

Trước hết, bạn cần đảm bảo bề mặt được làm sạch và đạt độ ẩm chuẩn. Cách làm sạch bề mặt tùy thuộc vào từng vết bẩn trên bề mặt. Nết bề mặt dơ, bụi thì phải lau, chùi bằng khăn ướt và làm sạch bụi. Đối với các màng sơn cũ hoặc bề mặt tường không ổn định cần tẩy sạch bằng đục, cạo, máy chà xát hoặc dụng cụ thích hợp. Bề mặt không bằng phẳng nên được trét lại bằng loại bột trét thích hợp.

Đối với bề mặt tường bám rêu hay nấm mốc. Gia chủ cần tẩy sạch bằng dụng cụ đục hoặc cạo và xử lý bằng dung dịch chống rêu, nấm. Sau đó nên rửa lại bề mặt bằng nước sạch và để khô. Bề mặt tường bám dính dầu mỡ cũng cần làm sạch bằng chất tẩy nhẹ và một ít dung môi nếu cần thiết. Rửa lại thật kỹ để loại bỏ mọi vết bẩn.

Tiếp đó, bạn cần sử dụng dụng cụ đo độ ẩm để xác định độ ẩm cần thiết để tiến hành sơn:

  • < 6% bằng máy đo độ ẩm Sovereign 1150;
  • < 16% bằng máy đo độ ẩm Protimeter Mini BLD 2000 ;
  • < 60% bằng máy đo độ ẩm Lutron MS-7003.

Mọi sự thấm nước phải được kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý. Nếu tường quá khô, hãy dùng con lăn nhúng qua nước và lăn nhẹ lên bề mặt để tạo độ ẩm.

Kỹ thuật sơn tường không bả
Kỹ thuật sơn tường không bả

Bước 2: Tiến hành sơn với một quy trình sơn khuyến nghị là 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ.

Một quy trình sơn đạt chuẩn được các nhà sản xuất khuyến nghị là 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ. Trước hết, bạn cần tiến hành sơn lót cho bề mặt tường. Để sơn lót, bạn có thể sử dụng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí. Đối với sản phẩm sơn lót, cần pha loãng với nước sạch để đảm bảo sơn có độ bám dính và khả năng chống kiềm hóa cao. Tỉ lệ pha sơn với nước tùy thuộc vào từng sản phẩm, nhưng hầu hết là dưới 10%.

Sau đó, chờ tối thiểu 2 giờ để lớp sơn lót được khô. Khi sơn đã khô, bạn mới tiến hành sơn phủ bề mặt. Đối với sơn phủ thì tùy vào loại sơn mà có định mức pha loãng khác nhau. Bạn có thể dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun không có khí để tiến hành sơn phủ. Chú ý, sơn đều tay để sơn được lên màu đẹp. Xong lớp sơn thứ nhất, để khô hai tiếng và tiến hành sơn lớp thứ hai là hoàn thành.

Với kỹ thuật sơn tường không bả nói trên, chỉ cần nắm vững chắc chắn lớp sơn nhà bạn bền đẹp theo thời gian. Để biết thêm thông tin, hãy ib hoặc liên hệ Sơn Covax theo số Hotline: 0936.773.618.

 

One thought on “Kỹ thuật sơn tường không bả cho lớp sơn bền đẹp

  1. Pingback: Làm thế nào để sử dụng sơn siêu bóng nội thất đúng cách?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0986.79.86.68
challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon